Nhằm tôn vinh giá trị của bản Dạ Cổ Hoài Lang, tri ân công lao của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu và các thế hệ nghệ sĩ, nghệ nhân tiền bối có công phát triển bản Dạ Cổ Hoài Lang trở thành bản Vọng cổ, tối 19/9, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Kỷ niệm 94 năm Ngày ra đời Bản Dạ Cổ Hoài Lang (1919 – 2013) và 3 năm Ngày Sân khấu Việt Nam. | ||||
Đến dự có các đồng chí: Lê Thị Ái Nam, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Phan Việt Lâm, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Quảng Trọng Ninh, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh cùng đông đảo nhân dân trong tỉnh.
Tại buổi Lễ kỷ niệm, các đại biểu cùng nhau ôn lại truyền thống của Ngày Sân khấu Việt Nam và chặng đường 94 năm ra đời và phát triển của bản Dạ Cổ Hoài Lang. Kỷ niệm Ngày ra đời Bản Dạ Cổ Hoài Lang là một hoạt động thường niên của tỉnh Bạc Liêu nhằm tôn vinh giá trị diệu kỳ của bản Dạ Cổ Hoài Lang, là tấm lòng của người Bạc Liêu, của giới nghệ nhân, nghệ sĩ cổ nhạc tri ân các bậc tiền bối, trong đó có cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu – cha đẻ của bản Dạ Cổ Hoài Lang. Để bảo tồn và phát huy giá trị của bản Dạ Cổ Hoài Lang, tỉnh Bạc Liêu đã có nhiều hoạt động như: đặt tên đường, tên rạp hát và một đoàn cải lương mang tên Cao Văn Lầu và tổ chức Lễ hội Dạ Cổ Hoài Lang với quy mô Lễ hội cấp tỉnh định kỳ 2 năm 1 lần vào ngày 15/8 âm lịch.
Phát biểu tại buổi Lễ kỷ niệm, đồng chí Lê Thị Ái Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Nhạc sĩ Cao Văn Lầu và các thế hệ nghệ sĩ, nghệ nhân sau này đã đem lại cho chúng ta một tác phẩm vô cùng kỳ diệu là bản Dạ Cổ Hoài Lang. Để luôn xứng đáng với giá trị nghệ thuật, bản sắc văn hóa dân tộc và bản Dạ Cổ Hoài Lang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị: các cấp, các ngành trong tỉnh cần duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động Đơn ca tài tử, Hội thi giọng ca cải lương Giải thưởng Cao Văn Lầu và phát triển các loại hình truyền dạy nghệ thuật Đơn ca tài tử, bản Dạ Cổ Hoài Lang cho nhân dân trong tỉnh, nhất là thế hệ trẻ. Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng đề nghị các cấp, các ngành trong tỉnh cũng như từng người dân cùng chung tay, góp sức chuẩn bị tốt mọi điều kiện cho việc tổ chức festival thành công. Riêng, đội ngũ văn nghệ sĩ, nghệ nhân của tỉnh cần đầu tư thời gian, công sức nhiều hơn cho hoạt động sáng tác và biểu diễn để góp phần vào thành công của festival.
* Chiều ngày 19/9, đồng chí Lê Thị Ái Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo, diễn viên Đoàn cải lương Hương Tràm tỉnh Cà Mau; Đoàn cải lương Tây Đô Thành phố Cần Thơ; Đoàn cải lương Cao Văn Lầu tỉnh Bạc Liêu; các nghệ sĩ, nhạc sĩ tỉnh và lãnh đạo một số Sở, ngành đã đến viếng mộ, dâng hương tại di tích lịch sử văn hóa Khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu, thể hiện lòng tri ân sâu sắc đối với công lao của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu, Người khai sinh ra bản “Dạ cổ hoài lang”, tiền thân của bài vọng cổ ngày nay.
Tại nơi đến, các đại biểu được nghe giới thiệu về thân thế, sự nghiệp của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu và quá trình ra đời của bản “Dạ cổ hoài lang”. Sau lễ dâng hương các đại biểu đi tham quan trưng bày các hiện vật tại di tích lịch sử văn hóa Khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu.
NL - TT
|
Thứ Năm, 26 tháng 9, 2013
Lễ kỷ niệm 94 năm Ngày ra đời “Bản Dạ Cổ Hoài Lang” và 3 năm “Ngày sân khấu Việt Nam”
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét